Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Đau mỏi vai gáy là gì?

là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đặc biệt là dân văn phòng. Những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động. Khi có dấu hiệu đau mỏi, nhức mình khu vực gần vai gáy, đau lan xuống bả vai và làm tê mỏi cánh tay, ngón tay, đau gáy kéo dài trong nhiều ngày các bạn có thể nghĩ ngay tới bệnh đau mỏi vai gáy.
Bệnh không nguy hiểm nhưng gây những khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, ảnh hưởng đến công việc, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.


Nguyên nhân đau mỏi vai gáy:
1/ Nguyên nhân chính là do bó cơ ở vai, gáy bị làm việc quá sức hoặc do bị kéo căng quá lâu làm mất cân bằng vi chất trong cơ, đồng thời tồn tại nhiều chất thừa chất thải trong bó cơ đó.
2/ Hệ mạch cung cấp dưỡng chất cho bó cơ ở vùng vai, gáy bị chèn ép hoặc bị lạnh nên co lại gây khó khăn trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ.
3/ Có thể là do dây thần kinh điều khiển bó cơ đó hoạt động kém, hoặc bi bệnh lý chèn ép vào dây thần kinh nên bị đau mỏi vai gáy, cụ thể là các nguyên nhân sau:
– Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy hoặc tắm đêm,… làm ảnh hưởng tới hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ.
– Thoái hóa, thoát vị các đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.
– Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
– Người vận động nhiều, thiếu máu cung cấp đến vai gáy, hoặc thay đổi thời tiết cũng làm ta đau vai gáy, có khi là cơn đau do tổn thương trong các tổ chức cơ.
– Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.
Các biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy:
Đau vai gáy là bệnh khá phổ biến
Các biểu hiện của hội chứng đau mỏi vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau  mỏi vai gáy không bị hạn chế vận động khớp.
Được chia thành 2 loại:
 – Đau mỏi vai gáy cấp tính biểu hiện: Đau, mỏi vai gáy, cơ cổ co cứng, đầu cúi hoặc nghiêng sang một bên đều khó, không thể xoay tròn một cách tự do, muốn nhìn ra phía sau thì phải xoay toàn thân, khi cố gắng cúi xuống thì cơn đau mạnh lên và lan rộng, gặp lạnh thì càng đau nặng.
 – Đau vai gáy mãn tính biểu hiện: Đau đầu, vùng vai và vùng sau gáy thường xuyên. Cơn đau có thể lan xuống hai bả vai gây cảm giác mỏi, tê dại hai cánh tay, cẳng tay hoặc cả bàn ngón tay.
Người mắc bệnh lâu ngày có các biến chứng thiểu năng tuần hoàn não: Hay bị nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, mắt nhìn mờ như ruồi bay, hay quên, dễ xúc động, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, tư duy kém
Đau mỏi vai gáy gây đau đầu
Giải pháp khắc phục đau mỏi vai, gáy:
Muốn điều trị khỏi cơn đau vai gáy nhanh phải giải quyết đồng thời 3 vấn đề:
1/ tăng cường máu lên vùng vai, gáy bằng cách làm giãn hệ mạch, tăng động năng của hồng cầu, tăng cường lưu thông máu trong hệ mạch.
2/ làm mềm bó cơ để tăng trao đổi chất cho bó cơ đó.
3/ Tác dụng vào dây thần kinh điều khiển hoạt động cho bó cơ giúp nó hoạt động tốt hơn.
châ

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Các biến chứng của tai biến mạch máu não (đột quỵ) và cách điều trị bằng YHCT

Các biến chứng của tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Cơn đột quỵ đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu lưu thông máu và phần bị ảnh hưởng. Các biến chứng có thể bao gồm:
Châm cứu bệnh nhân tai biến liệt bên trái
Tê liệt hoặc mất chuyển động cơ bắp. Đôi khi thiếu lưu lượng máu đến não có thể gây bị tê liệt ở một bên của cơ thể, hoặc mất kiểm soát của các cơ nhất định, chẳng hạn như những người ở một bên của khuôn mặt. Với vật lý trị liệu, có thể thấy cải thiện trong chuyển động cơ bắp hoặc tê liệt.
Khó khăn trong việc nói chuyện hoặc nuốt. Một cơn đột quỵ có thể gây ra quyền kiểm soát ít hơn các cơ di chuyển trong miệng và cổ họng, làm cho khó khăn để nói chuyện, nuốt hoặc ăn. Một người cũng có thể có một thời gian khó nói bởi vì một cơn đột quỵ đã gây ra chứng mất ngôn ngữ, một điều kiện trong đó một người khó khăn thể hiện suy nghĩ thông qua ngôn ngữ. Điều trị và nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ có thể cải thiện tình trạng khuyết tật này.
Châm cứu bệnh nhân tai biến yếu
cả hai chân
Mất trí nhớ hoặc gặp rắc rối với sự hiểu biết. Phổ biến ở những người đã trải nghiệm đột quỵ. Những người khác có thể phát triển khó khăn, lý luận và hiểu biết về khái niệm. Những biến chứng này có thể cải thiện với các liệu pháp phục hồi chức năng.
Đau. Một số người bị đột quỵ có thể có đau, tê cóng hay những cảm giác khác lạ trong các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ. Ví dụ, nếu cơn đột quỵ khiến mất cảm giác ở cánh tay trái, có thể phát triển cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó. Cũng có thể nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là cực kỳ lạnh. Điều này được gọi là đột quỵ đau trung ương hoặc hội chứng đau trung ương (CPS). Biến chứng này thường phát triển một vài tuần sau khi một cơn đột quỵ, và nó có thể cải thiện theo thời gian trôi qua. Nhưng vì cơn đau gây ra bởi một vấn đề trong não thay vì một chấn thương vật lý, có một vài loại thuốc để điều trị CPS.
  Thay đổi trong hành vi và tự chăm sóc. Những người bị đột quỵ có thể bị thu hồi xã hội ít hoặc bốc đồng hơn. Có thể mất khả năng chăm sóc bản thân và có thể cần một người chăm sóc để giúp họ có nhu cầu chăm sóc và việc vặt hàng ngày.
Như với bất kỳ chấn thương não, sự thành công của điều trị những biến chứng này sẽ khác nhau từ người này sang người khác.
Phương pháp điều trị bằng YHCT và thuốc Tây Y
-Phương dược
Địa long đơn sâm thang:
Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Một dược 10g. Sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết tức phong thông lạc. Chủ trị chứng trúng phong.
Gia giảm:
Âm hư dương thịnh gia Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g.
Đàm thấp thịnh gia Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
Trúng phong tinh thần hợp tế:
Công thức:
Uất kim, Xương bồ đều 5g theo tỷ lệ 1:1 chưng lấy nước cất, đóng ống 10 ml.
Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn đóng gói 15g.
Bột sừng trâu 1,5g, Ngưu hoàng nhân tạo 1,3g tán bột thật mịn.
Cách chế và dùng: Trước hết sắc (2) 15 phút sau cho (1) và (3) vào trộn đều uống, nếu nuốt khó cho vào đường mũi, mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa và tối.
Tác dụng: Bình can tức phong, thanh tâm khai khiếu. Chủ trị tai biến mạch não cấp.
Gia giảm:
Trường hợp sốt cao: uống Cam lộ thối nhiệt tán (Kim ngân hoa, sinh Thạch cao, Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói) bỏ vào sắc cùng với (2).
Đàm nhiều gia bài thuốc trừ đàm (Đờm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô) sắc cùng (2).
-      Phương huyệt:
châm các huyệt bên liệt như thiên trụ, tý nhu, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc, bổ túc tam lý, độc tỵ, tất nhãn…..trong giai đoạn liệt mềm nên châm, khi đã có trương lực cơ thì nên tập phục hồi chức năng
-       Thuốc dự phòng (tây y)
Nếu đã có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc TIA, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp giảm nguy cơ có khác. Chúng bao gồm:
Thuốc chống tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào trong máu khởi tạo cục máu đông. Thuốc chống tiểu cầu làm cho các tế bào này không dính và ít có khả năng thành cục máu đông. Các thuốc chống tiểu cầu thường xuyên sử dụng nhất là aspirin. Bác sĩ có thể giúp xác định đúng liều aspirin.
Bác sĩ cũng có thể xem xét quy định Aggrenox, sự kết hợp của aspirin liều thấp và dipyridamole thuốc chống tiểu cầu, giảm đông máu. Nếu aspirin không ngăn chặn TIA hoặc đột quỵ hoặc nếu không thể dùng thuốc aspirin, bác sĩ thay - có thể kê toa một loại thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel (Plavix) hoặc ticlopidine (Ticlid).
Thuốc chống đông máu. Những thuốc này bao gồm heparin và warfarin (Coumadin). Chúng ảnh hưởng đến cơ chế đông máu trong một cách khác nhau hơn so với thuốc chống tiểu cầu. Heparin nhanh chóng hành động và được sử dụng trong thời gian ngắn trong bệnh viện. Warfarin diễn xuất chậm được sử dụng lâu dài.
Châm cứu bệnh nhân tai biến méo miệng
Warfarin là thuốc làm loãng máu mạnh, vì vậy sẽ cần đúng theo chỉ dẫn và theo dõi các tác dụng phụ. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc này nếu có một số rối loạn đông máu, một số động mạch bất thường, nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung nhĩ hoặc các vấn đề tim mạch khác.



Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Video châm cứu và hơ ngải cứu

Video châm cứu và hơ ngải cứu bệnh nhân đau vai gáy và lưng cấp do tập luyệt sai tư thế và không khởi động trước khi tập

   Nếu bạn đang có vấn đề gì về cơ xương, khớp, thần kinh như thoái hóa cột sống, đau đầu, đau vai gáy, đau lưng cấp, đau thần kinh hông to, đau đầu, mất ngủ ...V.v hãy liên hệ với tôi ngay để được khám kết hợp các phương pháp y học cổ truyền như uống thuốc bắc, châm cứu, bấm huyệt, phục hồi chức năng ngay tại ngôi nhà của bạn mà không mất thời gian tới bệnh viện hay phòng khám, với trình độ được đào tạo trong trường y lớn, sẽ đảm bảo cho bạn sự an toàn tuyệt đối, chuyên nghiệp, tiết kiệm cho bạn và gia đình.
Là lựa chọn thông minh cho bạn 

Liên hệ:  bs.Thanh
 Tel:0973.919.893
 Mail: ngocthanhycotruyen1711@gmail.com

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Điều trị bệnh nhân đau lưng cấp

Bệnh nhân nữ 60t
Đột nhiên đau lưng sau khi sáng ngủ dậy
Không bê vác vật nặng, không lao động
Chỉ tối hôm trước tắm muộn
Đã chụp X- quang và MRI không có dấu hiệu gì
Hai bên cơ thắt lưng khá cứng, không tê xuống chân, đau khi hắt hơ và chuyển động
Chẩn đoán: đau lưng cấp do nhiễm lạnh
Châm các huyệt: Thận du, đại trường du, giáp tích, A thị...ủy trung hai bên
Cứu: các huyệt

Bệnh nhân châm đến hôm thứ 4 thì đỡ được 90%.
hơ ngải cứu trong khi châm cứu


châm các huyệt thận du, đại trường du....

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Đau lưng châm cứu hiệu quả

  Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.
Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.
  Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.
  Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.
 
châm cứu chữa đau lưng

châm cứu chữa đau lưng
Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.
Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.
Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau nhức khớp xương

   Đau nhức xương khớp là bệnh thường phát triển trong mùa đông khi thời tiết giá rét. Bệnh nhân  nhẹ thường có cảm giác đau nhức ở vùng xương khớp bị bệnh, hoặc cảm giác buồn như có kiến bò ở các khớp như đầu gối, tay chân gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Trường hợp nặng có có thể có thể gây biến dạng ở vùng xương khớp bị bệnh.
   Trong Đông Y, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. Và Đông y với nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị vật lý trị liệu điều trị rất hiệu quả trong bệnh này.
  Nguyên nhân đau nhức xương khớp
   Đông y cho rằng, do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát.
   Bệnh đau nhức xương khớp trong đông y được chia làm nhiều thể bệnh. Dựa theo các triệu chứng biểu hiện di chuyển hay tại chỗ, đau nhiều khớp hay 1 khớp, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh, vận động đi lại khó khăn.  Tính chất đau ( đau âm ỉ cắn nhức hay dữ dội)…để có những pháp đồ điều trị cụ thể.


Xoa bóp trị đau nhức xương khớp
   Điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt
Hầu hết bệnh nhân đau nhức xương khớp cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt, tê mỏi …Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.
Phương pháp xoa bóp
Bấm huyệt
   Làm các thủ thuật ấn (dùng ngón tay ấn vào vùng huyệt cần tác động), day (dùng ô mô út hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da của bệnh nhân di động theo đường tròn), lăn (dùng mu bàn tay hoặc mặt bên của ô mô út vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lăn trên vùng định xoa bóp), véo (dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, kéo da người bệnh lên, cần làm liên tiếp cho da người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc) ở các khớp và các cơ quanh khớp vùng tổn thương.
Vị trí các huyệt cần tác động
A thị huyệt: Các vị trí vùng khớp bị tổn thương ấn vào bệnh nhân thấy đau.
Phong trì: Huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm sau  gáy.
Khúc trì: Đầu ngoài nếp gấp khuỷu, khi gấp cẳng tay vào cánh tay.
Phong môn: Mỏm gai D2 đo ra 1,5 thốn.
Hợp cốc: Huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2).
Huyết hải: Ở mé trong đầu xương bánh chè đo lên 2 thốn.
Đại chùy: Lấy huyệt ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 hay trên đốt sống lưng 1.
Tam âm giao: Từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.
Túc tam lý: Thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.
Phong long: Từ huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay.
Vận động: vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác hoạt động chức năng của khớp. Vận động từng bước, động viên người bệnh kiên trì chịu đựng, tập luyện dần dần tăng biên độ hoạt động các khớp. Khi các khớp đã phục hồi chức năng vận động thì động viên người bệnh thường xuyên luyện tập, co duỗi vận động các khớp đều đặn hàng ngày để dự phòng dính khớp tái phát.
    Điều trị bằng châm cứu
  Phương pháp điện châm được áp dụng tùy theo từng thể bệnh:
Thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp)
Điện châm các huyệt: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt.
Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian 20-30 phút một lần châm, hiệu quả giảm đau rất nhanh.
  Thể thấp nhiệt thương âm (tương ứng với viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm)
  Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê.
  Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.
  Thể đàm ứ ở kinh lạc (tương ứng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp)
  Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc, huyết hải, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý.
Có thể lựa chọn phương pháp thể châm (châm thường không kích thích xung điện) hoặc phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.
  Trong điều trị, các thầy thuốc còn chú ý đến bệnh mới mắc hay đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần. Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp loại bỏ yếu tố gây bệnh là chính. Nếu bệnh lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần thì phải vừa nâng đỡ tổng trạng, bổ khí huyết, vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh.



Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Bệnh văn phòng

- Một số biểu hiện nhẹ
Sức đề kháng kém, dễ mệt mỏi và bệnh vặt do nhịp độ công việc nhanh, liên tục trong nhiều giờ nên có cảm giác uể oải, thiếu năng lượng. Nếu bị stress hoặc mệt mỏi kéo dài sẽ làm sức đề kháng giảm nhanh, dẫn đến hệ miễn dịch cơ thể yếu đi, dễ mắc các bệnh lặt vặt như nhức đầu, nghẹt mũi, khô mắt, khô họng, khô da và thỉnh thoảng chảy nước mắt, nước mũi, hoặc làm nghiêm trọng hơn bệnh suyễn nếu có. Các biểu hiện như xây xẩm, hoa mắt chóng mặt, dễ bị hạ đường huyết. Những bệnh như huyết áp thấp, đau nửa đầu, cảm cúm phổ biến, điều này dễ dẫn đến người làm văn phòng hay mỏi mệt, nặng nề, ốm đau triền miên.
- Đau cột sống và khớp
Một số triệu chứng thường gặp như đau lưng, nhức mỏi khớp. Biểu hiện bệnh phổ biến và rõ rệt nhất với những người ngồi quá nhiều là triệu chứng đau mỏi lưng, ngồi liên tục trong một tư thế nhất định hàng giờ, cơ thể không được vận động thường xuyên nên cột sống dễ bị chùn, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống khi có tuổi.
Đau cột sống và khớp luôn gây khó chịu

 Theo nghiên cứu của Viện Y học lao động và môi trường, nhóm lao động phải ngồi liên tục có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn hẳn so với các nhóm làm việc khác: 15-20% số lao động bị đau so với 5-7% tại các nhóm khác. Nguyên nhân có thể là ghế ngồi không phù hợp, ngồi sai tư thế, thao tác công việc đơn điệu nhưng tần số thao tác cao, thời gian nghỉ ngơi quá ít.
Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh có cảm giác đau nhói các cơ, đau lưng và tê phù chân tay, tình trạng đau mỏi, nhất là đau lưng và đau cơ vai diễn ra khá phổ biến tại đây. Phần lớn trong số họ phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít. Có nơi hơn 70% nhân viên công ty luôn trong tình trạng mỏi mệt, đau cứng cơ. Đa phần trong số họ là các lao động trẻ
Thống kê sơ bộ số lượng điều trị trong một ngày tại khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện 108, cho thấy có 39/120 trường hợp điều trị liên quan tới thoái hóa cột sống. Độ tuổi của các bệnh nhân thường ở mức trung niên nhưng cũng có trường hợp dưới 40 tuổi đã bị thoái hóa hoặc biến dạng đường cong sinh lý cột sống. Các bệnh nhân này cùng có một nguyên do ngồi quá nhiều.
Ngồi quá lâu với tư thế không đúng sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính. Song song đó, việc thiếu vận động hằng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên dòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng các biểu hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ...
- Đau ống cổ tay
Đây cũng là một căn bệnh mà những người làm văn phòng thường mắc phải do thường xuyên sử dụng máy vi tính và con chuột vi tính. Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu.
Triệu chứng điển hình chứng tê tay, biểu hiện bằng việc đau, tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái, có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt giống như bị kim châm ở bàn tay, nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Bệnh thường bắt đầu từ tay thuận. Những người dễ mắc triệu chứng này là người thường xuyên sử dụng máy tính, nhà văn, biên tập viên, thư ký... Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới (92%)... Hội chứng này cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ.. Ngoài ống cổ tay thì phần vai và cổ đau nhừ, cổ như cứng đơ ra, hai vai tê mỏi, tinh thần bứt rứt không ổn định. Tứ chi tê dại, tay chân có cảm giác đau và ít có cảm giác, nếu ở lâu trong phòng điều hòa tình hình càng nặng thêm.
Bệnh đau ống cổ tay ở dân văn phòng

- Dễ căng thẳng thần kinh
Biểu hiện của hình thức này là Stress. Nguyên nhân là do những áp lực của công việc và môi trường xung quanh. Stress có thể gây ra một số bệnh như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não.
Bệnh đau đầu cũng thường gặp với các triệu chứng như: Đau đầu giật giật, cảm giác có gì đó gõ vào đầu, kèm theo hoa mắt do làm việc bằng mắt quá tập trung (ngồi vi tính) thời gian lâu, ít được ngủ, áp lực công việc nặng nề, do thế ngồi làm việc không đúng, ít thay đổi tư thế...
Châm cứu đều trị mất ngủ
* Phương pháp điều trị hiệu quả không dùng thuốc: châm cứu, thủy châm, uống thuốc bắc, Vật lý trị liệu.....Hãy họi ngay nếu bạn đang có vấn đề về cơ. xương khớp
Hotline: 0973.919.893
Mail: nguyenngocthanh1711@gmail.com

Dân văn phòng chớ chủ quan khi đau vai gáy

 Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị Thanh thường không đi chữa, để tự khỏi dần. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng khi biết mình bị dính khớp ổ bả vai.

 Chị Thanh, kế toán trưởng một công ty tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, chị bị cơn đau vai gáy cấp lần đầu 2 năm trước. Khi đó chị đau mỏi hết vùng vai gáy, cổ cứng đơ, không thể quay đi quay lại bình thường. Chị Thanh phải nghỉ làm vài ngày và đến một cơ sở khám chữa bệnh gần nhà trị liệu bằng cách dùng dụng cụ kéo giãn vùng cơ cổ. Từ đó đến nay, triệu chứng này tái phát vài lần nữa, nhưng chị Thanh phần bị bận việc, phần vì thấy bệnh dần tự thuyên giảm, nên không đi khám chữa gì.
Gần đây, chị Thanh lại bị đau vai gáy. Công việc cuối năm bận rộn, chị Thanh tặc lưỡi vẫn đi làm bình thường. Nhưng sáng đầu tuần ngủ dậy, chị thấy cổ cứng đơ, vai đau nhức, hai cánh tay cũng bị ảnh hưởng, không thể giơ lên cao hay ngoặt ra sau. "Mình như người máy, cứ đơ đơ, thậm chí không thể tự mặc đồ hay đưa tay ra sau lưng cài nút chiếc áo nhỏ", chị Thanh kể lại. Đi khám, bác sĩ cho biết, chứng đau vai gáy không chữa triệt để, dẫn đến biến chứng khiến chị bị dính khớp ổ bả vai, phải điều trị lâu dài mới hiệu quả.
      thời gian gần đây, Châm cứu tại nhà nhận được rất nhiều bệnh nhân  bị đau cổ, vai gáy, trong đó không ít người vì chủ quan, không chữa dẫn tới bệnh diễn biến nặng, thậm chí dính khớp. Phần lớn bệnh nhân là người thuộc giới văn phòng và thường làm các công việc phải ngồi lâu.Cũng như chị Thanh, anh Dũng, nhân viên kỹ thuật máy tính một công ty dịch vụ trực tuyến ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) phải nghỉ làm mấy ngày nay vì chứng đau vai gáy. Mấy hôm trước, buổi sáng ngủ dậy anh thấy vùng gáy đau mỏi, tới trưa thì cổ đau, cứng đơ khiến anh không thể quay đầu sang bên nữa.
Theo Y học Cổ Truyền bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột. Đây là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy, có thể là ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, nhất là làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem TV...
 Bệnh cũng có thể do nhiễm lạnh đột ngột, làm khí huyết bị ứ trệ, giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau. Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh như gần đây khiến người mắc bệnh này nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay cả vào mùa hè cũng có nhiều người nhiễm lạnh, do thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra, vào phòng có điều hòa.
Theo đó những người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có trường hợp chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. Nhưng đa số bệnh nhân là những người ít vận động, các cơ không được dẻo dai, dễ bị co cứng.
Các biểu hiện của bệnh đau vai gáy thường là đau mỏi vùng cổ gáy khi ngủ dậy, khó quay cổ. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau. Thông thường thì bệnh tự khỏi, tuy nhiên nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần bạn không nên chủ quan vì có thể bị viêm khớp ổ bả vai, dính khớp. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn, gây đau và mất nhiều thời gian hơn.
 với bệnh đau vai gáy, phương pháp châm cứu, bấm huyệt rất hữu hiệu. Tùy mức độ đau của bệnh nhân, thầy thuốc có thể chỉ cần áp dụng cách xoa bóp hay bấm huyệt, châm cứu, cho dùng thuốc hoặc kết hợp các cách này, đồng thời hướng dẫn bài tập để về nhà người bệnh tự tập.
châm cứu bệnh nhân đau vai gáy
Để tránh mắc bệnh, Châm cứu tại nhà khuyến cáo, bạn cần chú ý tới việc giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh đột ngột, nhất là sáng sớm và đêm như điều kiện thời tiết gần đây. Người làm việc văn phòng nên cố gắng dành thời gian đi lại, vận động, tránh ngồi quá lâu. Ngoài ra, cần rèn cho mình thói quen luyện tập thể dục đều đặn bằng các bài tập phù hợp với thể lực và tuổi tác. Khi thấy các dấu hiệu đau vai gáy, đau cứng cổ... cần tìm tới cơ sở y tế có uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng lâu dài

Châm cứu bệnh thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng

Châm cứu bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng, gây ra hay đau mỏi thắt lưng, mỏi cổ gáy, tê bì hai tay, thiểu năng tuần hoàn não, đau mỏi thắt lưng. Với cường độ công việc nhiều, ngồi tới 9 tiếng một ngày, điều đó không thể tránh khỏi bị đau.
 Với cuộc sống hiện đại, bệnh văn phòng đang trẻ hóa dần cộng thêm chế độ ăn uống không khoa học làm cho cơ thể chúng ta thiết chất, gây nên nhiều bệnh, đặc biệt là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu...Với Châm cứu và bấm huyệt sẽ giải quyết các vấn đề về cơ, xương, khớp, thần kinh, giúp tăng chuyển hóa chất, tăng lưu lượng máu lên não, đặc biệt giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh, các chứng đau dần dần biến mất.
 Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu quý vị đang có vấn đề về các bệnh như, thoái hóa cột sống, đau mỏi vai gáy,đau đầu, đau lưng cấp....Để được khám và điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, thuốc bắc ngay tại chính ngôi nhà của bạn
 Điện thoại liên hệ: 0973.919.893
 Email: nguyenngocthanh1711@gmail.com